Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Thời Tam Kỳ - Phải tu theo Đạo Cao Dài.

Khẳng định con người có linh hồn bất tử

Theo giáo lý Cao Đài vật chất cũng có hồn nên có cụm từ "Bát hồn vận chuyển", nghĩa là hàng hóa nhân chuyền hóa từ vật chất, thảo mộc, thú cầm, con người, Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Nếu vật chất không hồn thì con người sẽ không hồn.
Chắc huynh đã biết về việc luân hồi. (tái kiếp). Điều này người CS đã tin qua các nhà ngoại cảm.

Nhà khoa học muốn chứng minh phải có kiến thức và dụng cụ. Về tâm linh cũng vậy, phải có kiến thức và dụng cụ. Kiến thức là học triết lý Cao Đài càng nhiều trí năng càng sáng, và ăn chay; dụng cụ là Ngọc cơ. Mời huynh về Nữ Đầu Sư đường để thấy tận mắt.

Rất tiếc, tôi là một Việt kiều Úc nên không thể hướng dẫn huynh đi xem. Hẹn ba tháng nữa, tôi về Tây Ninh mình hội diện - Huynh tạm nhận ĐT trước : 066-3611452.

Huynh đọc các sách tôi gởi phía dưới.tÂM TÌNH  Tâm tình.

Chúc huynh và quý quyến An Lạc .



From: "danviet1995@aol.com" <danviet1995@aol.com>
To: DiendanDanToc@yahoogroups.com
Sent: Sunday, 6 May 2012 4:10 AM
Subject: [DiendanDanToc] xin giup cao y

Xin quý liệt vị tiên sinh vui lòng chỉ giáo:
 
CON NGƯỜI, CON VẬT CÓ LINH HỒN KHÔNG?
 
NẾU CÓ, XIN CHỨNG MINH LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CON NGƯỜI, CON VẬT CÓ LINH HỒN?

XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ LIỆT VỊ
 
TRỌNG KÍNH
tran minh
 
In a message dated 5/5/2012 4:33:51 P.M. Eastern Daylight Time, caoquynhtuelam@yahoo.com writes:
 

[DiendanDanToc] VPTTDS / Thánh Ngôn
Hide Details

FROM:

CaoQuynh TueLam

TO:

DiendanDanToc@yahoogroups.com

CC:

Cao Quynh Tue Lam

Message flagged
Sunday, 6 May 2012 3:10 AM

Thánh Ngôn Hiệp Tuyền 1 & 2

http://vn.360plus.yahoo.com/jw!0gSF7.../article?mid=2



http://vn.360plus.yahoo.com/thanhdia...article?mid=13

Trời dạy Nhơn sanh từ thập niên 1920

http://xuan-huong.blogspot.com/2012/...nien-1920.html


From: Ho Phap <tuvienhophap@gmail.com>
To: Ho Phap <tuvienhophap@gmail.com>
Sent: Sunday, 6 May 2012 4:49 AM
Subject: [DiendanDanToc] THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN CỦA TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC

 

Mến chuyển:
Thông điệp của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nhân mùa Phật-Đản 2636 - 2012
Thông điệp của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nhân mùa Phật-Đản 2636 - 2012
Trong thông điệp của mình, Tổng thư ký khẳng định chính Phật giáo đã làm thay đổi bản chất của con người, mang đến nhận thức sâu sắc nhằm cải tạo các điều kiện của hành tinh và cư dân Trái đất.
Sau đây là thông điệp của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nhân mùa Phật đản năm nay:
Chúng ta kỷ niệm Phật đản năm nay trong lúc cộng đồng quốc tế đang bước vào giai đoạn chuẩn bị cuối cùng cho Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Phát triển bền vững tại Rio de Janeiro - cơ hội để thiết lập một thế giới công bằng và phát triển bền vững.
Phải thừa nhận rằng Phật giáo đã có nhiều đóng góp trong ......

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH ĐẶC BIỆT KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN LẦN THỨ 2636 NĂM 2012
Sẽ phát hình trực tiếp chiều nay Saturday May 5, 2012 vào lúc 5:00 pm giờ Thủ Đô Tỵ Nạn Little Saigon, Califronia
----Chương trình đặc sắc có nhiều điều bất ngờ cúng dường Phật Đản---
Chương Trình Truyền Hình Phật Pháp Đài 57.8 Mỗi Saturday 5:10-6:00 p.m.
Thượng Tọa Thích Tuệ Uy
"Biết đâu một kinh nghiệm sống, một câu Phật Pháp sẽ cứu đời bạn & gia đình"
Chương Trình Truyền Hình Đặc Biệt Phật Pháp Trong Xã Hội được phát hình Trên Internet Toàn Cầu mỗi chiều thứ Bảy Saturday hằng tuần từ 5:00-6:00 PM trên Đài Truyền Hình 57.8 Nam California, và 51.5 tại Houston Texas,
hay bạn cũng có thể xem chương trình Phật Giáo này lúc bạn đang ở bất cứ nơi đâu trong thái dương hệ hành tinh nhỏ bé này qua chiếc điện thoại cầm tay như SMARTPHONE, IPHONE, BLACKBERRY v.v.... đang có trong bàn tay của bạn tại link kết nối www.truyenhinhthegioi.com mỗi Thứ Bảy từ 5-6 giờ chiều giờ California, tức vào ngày Chủ Nhật 8 giờ sáng giờ Việt Nam.
Kính mời bạn đón xem.


 
================
In Buddha We Trust================

Ho Phap Monastery
Los Angeles, Big Saigon
Phone: 1(626) 453-0109

E-Temple: HoPhap.Net
E-mail: TuVienHoPhap@gmail.com 
================================

Khẳng định con người có linh hồn bất tử

Theo giáo lý Cao Đài vật chất cũng có hồn nên có cụm từ "Bát hồn vận chuyển", nghĩa là hàng hóa nhân chuyền hóa từ vật chất, thảo mộc, thú cầm, con người, Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Nếu vật chất không hồn thì con người sẽ không hồn.
Chắc huynh đã biết về việc luân hồi. (tái kiếp). Điều này người CS đã tin qua các nhà ngoại cảm.

Nhà khoa học muốn chứng minh phải có kiến thức và dụng cụ. Về tâm linh cũng vậy, phải có kiến thức và dụng cụ. Kiến thức là học triết lý Cao Đài càng nhiều trí năng càng sáng, và ăn chay; dụng cụ là Ngọc cơ. Mời huynh về Nữ Đầu Sư đường để thấy tận mắt.

Rất tiếc, tôi là một Việt kiều Úc nên không thể hướng dẫn huynh đi xem. Hẹn ba tháng nữa, tôi về Tây Ninh mình hội diện - Huynh tạm nhận ĐT trước : 066-3611452.

Huynh đọc các sách tôi gởi phía dưới.tÂM TÌNH  Tâm tình.

Chúc huynh và quý quyến An Lạc .



From: "danviet1995@aol.com" <danviet1995@aol.com>
To: DiendanDanToc@yahoogroups.com
Sent: Sunday, 6 May 2012 4:10 AM
Subject: [DiendanDanToc] xin giup cao y

Xin quý liệt vị tiên sinh vui lòng chỉ giáo:
 
CON NGƯỜI, CON VẬT CÓ LINH HỒN KHÔNG?
 
NẾU CÓ, XIN CHỨNG MINH LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CON NGƯỜI, CON VẬT CÓ LINH HỒN?

XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ LIỆT VỊ
 
TRỌNG KÍNH
tran minh
 
In a message dated 5/5/2012 4:33:51 P.M. Eastern Daylight Time, caoquynhtuelam@yahoo.com writes:
 

[DiendanDanToc] VPTTDS / Thánh Ngôn
Hide Details

FROM:

CaoQuynh TueLam

TO:

DiendanDanToc@yahoogroups.com

CC:

Cao Quynh Tue Lam

Message flagged
Sunday, 6 May 2012 3:10 AM

Thánh Ngôn Hiệp Tuyền 1 & 2

http://vn.360plus.yahoo.com/jw!0gSF7.../article?mid=2



http://vn.360plus.yahoo.com/thanhdia...article?mid=13

Trời dạy Nhơn sanh từ thập niên 1920

http://xuan-huong.blogspot.com/2012/...nien-1920.html



From: nguyen mauric <vndream2000@yahoo.fr>
To: DDChinhnghia Viet <ChinhNghiaViet@yahoogroups.com>; DD- PHONANG Sent: Sunday, 6 May 2012 2:52 AM
Subject: [DiendanDanToc] MOI XEM TIN TUC VA NGHE NHAC XUA

Trời dạy Nhơn sanh từ thập niên 1920

Ngày xưa Thượng Đế không ai biết, vì có Phật , có Chúa giáng trần lập Đạo để giáo dân qui thiện. NHƯNG  kể từ năm 1926, Thượng Đế xử dụng huyền cơ diệu bút, qua hai đồng tử siêu đẳng là Ngài Phạm công Tắc và Ngài Cao Quỳnh Cư, dạy nhơn sanh. Lời nói đó, in thành sách mang tên THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN.
Mời quý vị cùng xem :


From: lytran lenguyen <lytranlenguyen75@yahoo.fr>
To: "ChinhNghiaViet@yahoogroups.com" <ChinhNghiaViet@yahoogroups.com>;
Cc: 1. PHAM HOANG VUONG <phamhba@yahoo.com>; Ba Nguyen <hbnguyen2005@yahoo.com.au>; Bac Ky
Sent: Saturday, 5 May 2012 11:29 PM
Subject: Thượng Đế không hiện hữu, Đức Phật chỉ là Đức Phật cho nê n sau khi giải tán Hội Thông Thiên Học, Ngài J.Krishnamurti giảng giải như sau : Re : [ChinhNghiaViet] Đức Phật hiện lúc 8:35pm tối nay Thứ Bảy ngày 5 tháng 5 dương lịch, giờ California (Pacific time)

 
Thượng Đế không hiện hữu, Đức Phật
chỉ là Đức Phật !
Sau khi giải tán Hội Thông Thiên Học,
Ngài J.Krishnamurti giảng giải như sau :
 
 Liệu một đạo sư cần thiết hay không. Liệu sự thật có thể tìm được qua một người khác? Một số người nói nó có thể và một số người nói nó không thể. Chúng ta muốn biết sự thật của điều này, không phải quan điểm của tôi đối nghịch quan điểm của người khác. Tôi không có quan điểm gì trong vấn đề này. Hoặc nó là như thế hoặc không. Liệu có cần thiết rằng bạn phải có hay không có một đạo sư không là một câu hỏi của quan điểm, dù sâu sắc, uyên bác, phổ biến, hay ưa chuộng. Sự thật của vấn đề phải được tìm ra trong sự kiện.
            Trước hết, tại sao chúng ta muốn một đạo sư? Chúng ta nói chúng ta cần một đạo sư bởi vì chúng ta bị hoang mang, và vị đạo sư sẽ hữu ích. Anh ấy sẽ vạch rõ sự thật là gì, anh ấy sẽ giúp đỡ chúng ta hiểu rõ, anh ấy biết nhiều về sống hơn chúng ta, anh ấy sẽ hành động như một người cha, như một người thầy để hướng dẫn chúng ta trong sống. Anh ấy có sự trải nghiệm rộng khắp và chúng ta chẳng có bao nhiêu; anh ấy sẽ giúp đỡ chúng ta qua những trải nghiệm rộng khắp của anh ấy, và vân vân và vân vân. Tại cơ bản, đó là, bạn nương dựa một người thầy bởi vì bạn bị hoang mang. Nếu bạn được rõ ràng, bạn sẽ không cần gần gũi người nào cả. Chắc chắn, nếu bạn có hạnh phúc sâu thẳm, nếu không có những vấn đề, nếu bạn hiểu rõ trọn vẹn về sống, bạn sẽ không nương dựa bất kỳ vị đạo sư nào. Tôi hy vọng bạn thấy ý nghĩa của nó.
            Bởi vì bạn bị hoang mang, bạn tìm kiếm một người thầy. Bạn nương dựa anh ấy để trao tặng cho bạn một phương cách sống, để làm sáng sủa sự hoang mang riêng của bạn, để tìm ra sự thật. Bạn chọn lựa vị đạo sư của bạn bởi vì bạn bị hoang mang, và bạn hy vọng anh ấy sẽ trao tặng bạn điều gì bạn đòi hỏi. Đó là, bạn chọn lựa người nào đó mà sẽ thỏa mãn sự đòi hỏi của bạn; bạn chọn lựa tùy theo sự thỏa mãn mà anh ấy sẽ trao tặng cho bạn, và sự chọn lựa của bạn phụ thuộc vào sự thỏa mãn của bạn. Bạn không chọn lựa một đạo sư mà nói hãy phụ thuộc vào chính bạn. Bạn chọn lựa anh ấy tùy theo những thành kiến của bạn. Vậy là, bởi vì bạn chọn lựa vị đạo sư của bạn tùy theo sự thỏa mãn anh ấy trao tặng cho bạn, bạn không đang tìm kiếm sự thật nhưng đang tìm kiếm một phương cách thoát khỏi sự hoang mang của bạn; và phương cách thoát khỏi sự hoang mang bị lầm lẫn gọi là sự thật.
            Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu ý tưởng rằng một đạo sư có thể khai quang sự hoang mang của bạn. Liệu bất kỳ người nào khác có thể khai quang sự hoang mang của bạn mà là sản phẩm của những phản ứng của chúng ta? Chúng ta đã tạo ra nó. Bạn nghĩ người nào khác đã tạo ra sự đau khổ này, trận chiến này tại mọi mức độ của sự tồn tại, cả phía bên trong lẫn phía bên ngoài? Nó là kết quả của sự không-hiểu rõ về chính mình của chúng ta. Do bởi chúng ta không hiểu rõ về chính chúng ta, những xung đột của chúng ta, những phản ứng của chúng ta, những đau khổ của chúng ta, nên chúng ta mới nương dựa một đạo sư mà chúng ta nghĩ sẽ giúp đỡ chúng ta được tự do khỏi sự hoang mang đó. Chúng ta có thể hiểu rõ về chính chúng ta chỉ trong sự liên hệ với hiện tại; và chính sự liên hệ đó là đạo sư, không phải người nào khác phía bên ngoài. Nếu tôi không hiểu rõ sự liên hệ đó, bất kỳ điều gì vị đạo sư nói đều vô ích, bởi vì nếu tôi không hiểu rõ sự liên hệ của tôi với tài sản, với con người, với những ý tưởng, ai có thể giải quyết được sự xung đột bên trong tôi? Muốn giải quyết sự xung đột đó, chính tôi phải tự hiểu rõ nó, mà có nghĩa tôi phải nhận biết được chính tôi trong sự liên hệ. Muốn nhận biết, không đạo sư nào là cần thiết. Nếu tôi không hiểu rõ về chính tôi, một vị đạo sư có ích lợi gì? Giống như một người lãnh đạo chính trị được chọn lựa bởi những người bị hoang mang, và sự chọn lựa của những người đó cũng bị hoang mang, thế là tôi chọn lựa một đạo sư. Tôi có thể chọn lựa anh ấy chỉ tùy theo sự hoang mang của tôi. Vậy là, anh ấy, giống như người lãnh đạo chính trị, cũng bị hoang mang.
            Vì vậy, điều gì quan trọng không phải là ai đúng – liệu tôi đúng, hay những người nói một đạo sư là cần thiết – nhưng tìm ra tại sao tôi cần một đạo sư. Những đạo sư tồn tại vì sự trục lợi thuộc nhiều loại khác nhau, nhưng điều đó không liên quan. Nó cho bạn sự thỏa mãn nếu người nào đó bảo cho bạn rằng bạn đang tiến bộ ra sao. Nhưng tìm ra tại sao bạn cần một đạo sư – chìa khóa nằm ở đó. Một người khác có thể chỉ rõ phương cách; nhưng bạn phải làm tất cả mọi việc, thậm chí nếu bạn có một đạo sư. Bởi vì bạn không muốn đối diện với sự kiện đó, bạn chuyển trách nhiệm sang vị đạo sư. Vị đạo sư trở thành vô ích khi có một chút ít hiểu rõ về chính mình. Không đạo sư, không quyển sách hay kinh thánh, có thể cho bạn sự hiểu rõ về chính mình; nó hiện diện khi bạn nhận biết được chính bạn trong sự liên hệ. Hiện diện là có liên hệ. Không hiểu rõ về liên hệ là đau khổ, bất an.
            Không nhận biết được sự liên hệ của bạn với tài sản là một trong những nguyên nhân của hoang mang. Nếu bạn không biết sự liên hệ đúng đắn của bạn với tài sản, chắc chắn phải có xung đột, mà gia tăng sự xung đột trong xã hội. Nếu bạn không hiểu rõ sự liên hệ giữa bạn và người vợ của bạn, giữa bạn và người con của bạn, làm thế nào một người khác có thể giải quyết được sự xung đột đang nảy sinh từ sự liên hệ đó? Tương tự như thế với những ý tưởng, những niềm tin, và vân vân. Bởi vì bị hoang mang trong sự liên hệ của bạn với con người, tài sản, và những ý tưởng, bạn tìm kiếm một đạo sư. Nếu anh ấy là một đạo sư đúng đắn, anh ấy sẽ bảo cho bạn phải hiểu rõ về chính bạn. Bạn là cái nguồn của tất cả sự hiểu lầm và hoang mang; và bạn có thể giải quyết được sự  xung đột đó chỉ khi nào bạn hiểu rõ về chính bạn trong sự liên hệ.
            Bạn không thể tìm được sự thật nhờ vào bất kỳ người nào khác. Làm thế nào bạn có thể? Chắc chắn, sự thật không là cái gì đó đứng yên; nó không có chỗ ở cố định; nó không là một kết thúc, một mục đích. Ngược lại, nó đang sống, năng động, linh động, sinh động. Làm thế nào nó có thể là một kết thúc? Nếu sự thật là một điểm cố định, nó không còn là một sự thật; lúc đó nó chỉ là một quan điểm. Sự thật là cái không biết được, và một cái trí đang tìm kiếm sự thật sẽ không bao giờ tìm được nó. Bởi vì cái trí được tạo thành từ cái đã được biết, nó là kết quả của quá khứ, kết quả của thời gian – điều đó bạn có thể tự quan sát cho chính bạn.
            Vì vậy, cái trí là dụng cụ của cái đã được biết, nó không thể tìm ra cái không biết được; nó chỉ có thể chuyển động từ cái đã được biết sang cái đã được biết. Khi cái trí tìm kiếm sự thật, sự thật nó đã đọc được trong những quyển sách, ‘sự thật’ đó là tự-chiếu rọi; nó là tưởng tượng, không thật. Cái gì có thật là cái gì là, không phải cái đối nghịch. Nhưng một cái trí đang tìm kiếm sự thật, đang tìm kiếm Thượng đế, là đang tìm kiếm cái đã được biết. Khi bạn suy nghĩ về Thượng đế, Thượng đế của bạn là sự chiếu rọi của sự suy nghĩ riêng của bạn, kết quả của những ảnh hưởng xã hội. Bạn chỉ có thể suy nghĩ về cái đã được biết; bạn không thể suy nghĩ về cái không biết được, bạn không thể tập trung về sự thật. Khoảnh khắc bạn suy nghĩ về cái không biết được, nó chỉ là cái đã được biết tự-chiếu rọi. Vì vậy, không thể suy nghĩ về Thượng đế hay sự thật. Nếu bạn suy nghĩ về nó, nó không là sự thật. Sự thật không thể được tìm kiếm; nó tự đến với bạn. Bạn chỉ có thể theo đuổi cái gì đã được biết. Khi cái trí không bị hành hạ bởi cái đã được biết, bởi những ảnh hưởng của cái đã được biết, chỉ đến lúc đó sự thật có thể tự-phơi bày. Sự thật ở trong mỗi chiếc lá, mỗi giọt nước mắt; nó phải được biết từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Không ai có thể dắt bạn đến được sự thật; và nếu có người nào dắt bạn, nó chỉ có thể đến cái đã được biết.
 



De : Thuan Do <dothuan@sbcglobal.net>
À : diendan_tudo@yahoogroups.com; diendancongluan@yahoogroups.com; diendandanchu@yahoogroups.com;
Envoyé le : Samedi 5 mai 2012 16h00
Objet : [ChinhNghiaViet] Đức Phật hiện lúc 8:35pm tối nay Thứ Bảy ngày 5 tháng 5 dương lịch, giờ California (Pacific time)

  Các bạn tôi, những người biết thiền định giỏi, sẽ tắm rửa sạch sẽ trước giờ đó để thiền định và hướng về nơi Đức Phật hiện để hy vọng được thấy ngài trong thể vía .
Tôi thì chưa đủ khả năng .
Thuan
===================================
L  WESAK
(Một buổi lễ huyền bí)
Tác giả C. W. LEADBEATER
NGUYỄN HỮU KIỆT dịch
(Trích trong quyển Chơn Sư và Thánh Đạo)
            Ngày Đức Phật xuất hiện mỗi năm một lần để ban ân huệ cho thế gian nhằm vào ngày rằm tháng năm, bên Ấn Độ và Tích Lan gọi là ngày Wesak, thường vào tháng năm dương lịch. Ngày đó cũng là ngày kỷ niệm những dịp quan trọng xảy ra trong kiếp sống cuối cùng của Đức Phật ở cõi trần, tức ngày sinh, ngày thành đạo và ngày tịch diệt của Ngài.
            Vào dịp này, ngoài ý nghĩa về phương diện huyền bí vô cùng quan trọng của nó, có một cuộc lễ được cử hành ở thế gian, trong cuộc lễ ấy, Đức Phật hiện trước mặt một số đông người hành hương. Những người này có được thấy Ngài hay không, thì tôi không biết chắc; nhưng họ đều cúi lạy theo những vị Chơn Tiên và các đệ tử, những vị này đều thấy Đức Phật hiện ra thật sự. Hình như ít nhất cũng có vài người hành hương được nhìn thấy Ngài, vì cuộc lễ này được những người Phật tử ở vùng Trung Á biết rõ. Người ta nhắc nhở đến cuộc lễ đó như sự xuất hiện hình bóng hay sự phản ảnh của Đức Phật, và sự mô tả cuộc lễ theo tục truyền có phần khá đúng.
            Như vậy những người sống ở vùng lân cận nơi Đức Phật hiện không có lý do gì mà không đến dự nơi hành lễ, vì không hạn chế số người đến xem, mặc dầu người ta nghe nói có những nhóm người hành hương đã từng đi dọ dẫm suốt nhiều năm mà không thấy nơi hành lễ.
            Tất cả những Đấng Cao Cả trong Quần Tiên Hội đều đến dự lễ, trừ Đức Ngọc Đế và ba Vị đệ tử của Ngài. Vậy không có lý do gì mà những người hội viên Thông Thiên Học chúng ta lại không đến dự bằng thể vía của mình. Những người nào đã được biết rõ về ngày giờ hành lễ, thường sắp đặt công việc riêng của họ để có thể đi ngủ vào khoảng một hay vài giờ trước giờ cử hành vào đêm trăng rằm, và ngủ yên một chỗ cho đến một giờ sau khi cuộc lễ chấm dứt.
 
NƠI  HÀNH  L
            Địa điểm được chọn để hành lễ là một vùng cao nguyên nhỏ có những đồi thấp bao bọc chung quanh, ở phía bắc dãy Hi Mã Lạp Sơn cách biên giới xứ Népal không xa, và có lẽ độ chừng 400 dặm phía tây thành phố Lhasa bên Tây Tạng. Đó là một khoảnh đất bằng phẳng, hình chữ nhựt, độ chừng một dặm rưỡi bề dài và bề ngang thì ngắn hơn. Khoảng đất thoai thoải từ hướng nam lên hướng bắc, hầu hết trống trải và có đá, mặc dù rải rác có cỏ dại và bụi cây. Một dòng suối chảy qua ở góc phía tây vùng cao nguyên, và lên phía bắc thì nó chảy vào một thung lũng có rừng thông bao phủ, sau cùng nó đổ vào một cái hồ cách đó một quãng vài dặm. Vùng chung quanh có vẻ hoang vu hẻo lánh, không có người ở, và không có một nhà nào trừ ra cái tháp cổ đã điêu tàn với vài ba cái chòi rải rác trên sườn một ngọn đồi ở về phía đông. Về phía nam, có một tảng đá lớn màu xám dựng đứng như bàn thờ, độ bốn thước bề dài và hai thước bề ngang, nhô lên khỏi mặt đất chừng một thước.
            Vài ngày trước khi hành lễ, người ta thấy dọc hai bên bờ suối, dưới chân những ngọn đồi chung quanh có những ngọn lều được dựng lên mỗi lúc càng nhiều. Những túp lều này có một hình dáng lạ lùng, phần nhiều màu đen, và chốn hoang vu cô tịch này bỗng nhiên trở nên linh động với những ngọn lửa trại của những người đi hành hương đốt lên. Họ là những bộ lạc lưu động từ miền Trung Á và có người từ miền bắc xa xôi đến đây. Vào ngày trước đêm trăng tròn, họ đều tắm gội sạch sẽ, và thay quần áo mới để chuẩn bị hành lễ.
            Vài giờ trước khi hành lễ, họ tựu họp ở chỗ góc phía bắc vùng cao nguyên, họ ngồi xuống đất một cách lẳng lặng có trật tự và chừa một khoảng trống trước chỗ tảng đá lớn làm bàn thờ. Theo thông lệ, thì vài vị sư trưởng (lamas) có mặt, mượn cơ hội này để thuyết pháp cho dân chúng. Độ một giờ trước khi trăng tròn, những vị khách dự lễ bắt đầu đến bằng thể vía của các Ngài, trong số đó có những nhân viên Quần Tiên Hội. Vài Vị trong số đó hiện hình cho những người hành hương thấy rõ, và những người này liền cúi lạy các Ngài. Trong dịp này những đấng Chơn Sư, có vài Vị cấp đẳng cao hơn nữa cũng nói chuyện thân mật với các vị đệ tử và với những người khác đang có mặt tại chỗ. Trong khi đó những người khác có phận sự chưng dọn bàn thờ trên tảng đá lớn để chuẩn bị cuộc lễ. Họ đặt lên đó những bông hoa đẹp đẽ nhứt và ở bốn góc thì để những tràng hoa sen. Giữa bàn thờ, có đặt một chén bằng vàng đựng đầy nước và ngay trước mặt có cha một khoảng trống giữa các đóa hoa.
 
CUỘC  HÀNH  LỄ
            Độ nửa giờ trước khi trăng tròn, lúc đức Văn Minh Đại Đế vừa ra hiệu thì nhân viên Quần Tiên Hội qui tụ lại chỗ khoảng trống chính giữa vùng cao nguyên, ở phía bắc tảng đá lớn dựng làm bàn thờ. Các Ngài sắp hàng theo ba vòng tròn lớn, tất cả đều day mặt vào trong, vòng phía ngoài gồm những nhân viên trẻ tuổi trong Quần Tiên Hội, còn vòng ở phía trong là những Đấng cao hơn.
            Vài đoạn kinh Phật được ngâm lên bằng tiếng nam Phạn (Pali); khi giọng ngâm vừa dứt, thì Đức Di Lạc Bồ Tát hiện ra ở trung tâm vòng tròn và cầm nơi tay một cây thần trượng (cây gậy phép). Cây thần trượng này là bửu vật để thu thần lực của đức Hành Tinh Chơn Quân [1] và được Ngài truyền từ điển kể từ hằng mấy triệu năm về trước, khi Ngài bắt đầu vận chuyển luồng sóng sinh hoạt của nhân loại trên dãy hành tinh chúng ta hiện nay. Chúng tôi nghe nói cây gậy phép này thể hiện cho sự tập trung thần thức của đức Chơn Quân, và nó được thuyên chuyển từ bầu hành tinh này sang bầu hành tinh khác mỗi khi Ngài chuyển di thần thức của Ngài vào một bầu thế giới nhứt định. Nói một cách khác, hễ cây gậy phép này ở nơi nào, thì nơi đó đương thời là trung tâm điểm sân trường tiến hóa của vạn vật, khi nó rời khỏi bầu hành tinh của chúng ta để chuyển qua bầu thế giới khác, thì quả địa cầu này sẽ đắm chìm trong giấc ngủ triền miên, không còn sinh hoạt nữa.
Thần trượng
 Việc nó có được thuyên chuyển qua những bầu thế giới vô hình [2] hay không, thì chúng tôi không được biết. Chúng tôi cũng không biết rõ cách sử dụng cây gậy phép này ra sao về vai trò của nó trong việc giữ gìn kho thần lực của thế giới. Lúc bình thường, nó được giao cho Đức Ngọc Đế gìn giữ tại Shamballa và theo chỗ chúng tôi được biết thì cuộc lễ Wesak là cơ hội duy nhứt mà nó rời khỏi tay Ngài. Cây gậy hình dáng giống cây đoản côn, làm bằng chất kim khí rất hiếm gọi là «Orichalcun» bề dài độ chừng 7 tấc và bề tròn đường kính độ chừng 7 phân; ở hai đầu, mỗi đầu đều có một viên kim cương hình tròn như trái cam và một cái mũi nhọn chụp lên trên. Cây gậy phép này luôn luôn tỏa ra một hào quang sáng rực như ánh lửa. Điều đáng ghi nhận là chỉ có một mình Đức Di Lạc Bồ Tát sử dụng cây gậy phép trong suốt cuộc lễ.
            Khi Ngài vừa hiện ra ở chính giữa ba vòng tròn, thì tất cả các vị Chơn Sư và các đệ tử đều kính cẩn nghiêng mình để chào Ngài, và một đoạn kinh khác lại được ngâm lên. Sau đó, khi giọng ngâm vẫn vang rền, thì hai vòng tròn cử động và dời chỗ để sắp hàng thành một hình chữ thập và Đức Di Lạc vẫn đứng ở ngay trung tâm. Trong giai đoạn thuyên chuyển kế đó, hình chữ thập đổi lại thành hình tam giác, và Đức Bồ Tát cũng dời chỗ để đứng ở ngay góc trên đầu, gần kế bên bàn thờ bằng đá. Trên bàn thờ, ở chỗ khoảng trống phía trước cái chén bằng vàng, Đức Bồ Tát kính cẩn đặt cây gậy phép, trong khi đó ở phía sau lưng Ngài, những vị đạo đồ đứng ở vòng ngoài bèn đổi chỗ để biến cái vòng thành hình cái hoa có ba cánh, tất cả đều day mặt về phía bàn thờ. Trong giai đoạn kế đó, hình cái hoa đổi thành hình tam giác lộn đầu, làm thành ra hai hình tam giác tréo góc, y như biểu tượng của Hội Thông Thiên Học, nhưng không có con rắn khoanh tròn. Sau cùng, đến lượt hai hình tam giác này đổi thành hình ngôi sao năm góc, Đức Bồ Tát vẫn đứng nguyên chỗ cũ gần bàn thờ và những vị Đế Quân thì đứng ở năm điểm cách khoảng nhau trên ngôi sao.
            Đến giai đoạn thứ bảy, tức là giai đoạn cuối cùng, thì giọng ngâm dứt hẳn. Sau một lúc im lặng, Đức Di Lạc lại cầm gậy phép trong tay và đưa lên khỏi đầu, Ngài nói một câu giòn giã bằng tiếng Pali: «Bạch Thế Tôn, tất cả đều sẵn sàng. Xin mời Ngài hạ giáng!»
            Kế đó, Ngài vừa đặt cây gậy phép xuống bàn thờ, thì vừa đúng lúc trăng tròn, Đức Phật liền xuất hiện như một nhân vật khổng lồ lơ lửng trong không gian, ngay ở trên những ngọn đồi phía nam. Những nhân viên Quần Tiên Hội chấp tay vái chào Ngài, còn đám đông những người hành hương ở phía sau thì cúi lạy rạp mình xuống đất, trong khi đó những người khác ngâm lên ba câu kệ tam qui, tức là qui Phật, qui Pháp, qui Tăng. 
 
 
ÂN  HUỆ  LỚN  NHỨT
            Kế đó, đám đông người đứng dậy và chiêm ngưỡng dung nhan Đức Phật trong khi những nhân viên Quần Tiên Hội ngâm bài kinh Mahamangala Sutta để ban phước lành cho họ:
I
Cả thiên thần và người
Đều mong được phước lành
Bạch Phật dạy chúng con
Phước nào phước lớn nhứt?
II
Không phụng sự kẻ ngu
Mà phụng sự người hiền
Trọng vọng người xứng đáng
Đó là phước lớn nhứt.
III
Cư ngụ nơi đất lành
Đã làm lành kiếp trước
Lòng suy tưởng việc lành
Đó ân huệ lớn nhứt.
IV
Học rộng hiểu biết nhiều
Tự chủ và luyện trí
Miệng nói những điều lành
Đó là phước lớn nhứt.
V
Nuôi dưỡng cha cùng mẹ
Yêu thương vợ với con
Theo đuổi nghề nghiệp lành
Đó là ân huệ lớn nhứt.
VI
Ham làm việc bố thí
Giúp đỡ kẻ bần hàn
Chỉ mong làm việc phải
Đó là phước lớn nhứt.
VII
Không làm điều tội lỗi
Không dùng chất rượu mạnh
Làm lành không tiếc thân
Đó là ân huệ lớn nhứt.
VIII
Kính cẩn và khiêm tốn
An phận và biết ơn
Bốn mùa nghe chánh pháp
Đó là phước lớn nhứt.
IX
Chịu cực và kiên nhẫn
Giao du với bạn hiền
Luận đàm việc đạo lý
Đó ân huệ lớn nhứt.
X
Tiết độ và trong sạch
Hiểu biết Tứ Diệu Đế
Tâm hướng Niết bàn cảnh
Đó là phước lớn nhứt.
XI
Giữa cuộc đời chìm nổi
Lòng vẫn không xao động
Yên tịnh, không phiền não
Đó là huệ lớn nhứt.
XII
Ai làm được như thế
Dù gặp hoàn cảnh nào
Trong lòng vẫn thanh tịnh
Người ấy phước lớn nhứt.
 
            Hình ảnh đức Phật hiện trên đỉnh đồi tuy là rất lớn, nhưng giống như tướng mạo của Ngài lúc còn sanh tiền. Ngài ngồi kiết dà, hai bàn tay giao nhau, mình mặc áo cà sa vàng theo lối tăng lữ, cánh tay mặt để trần. Gương mặt Ngài biểu lộ sự trầm tĩnh, quyền lực, minh triết và bác ái đến một mực tuyệt đối thiêng liêng ngoài sức tưởng tượng của chúng ta, thật là khôn tả. Nước da Ngài màu ngà, những nét trên mặt Ngài rất rõ rệt, một vầng trán rộng, cặp mắt lớn và sáng màu xanh đậm, mũi cao, cặp môi đỏ, nhưng đó chỉ là tạm phác họa thô sơ hình dáng bề ngoài mà thôi, chớ không đủ diễn tả phong độ uy nghi và thần sắc siêu việt của Ngài một cách đầy đủ trọn vẹn. Tóc Ngài  màu đen và dợn sóng, không để dài như phong tục Ấn Độ, cũng không hoàn toàn xuống tóc như các vị sư tăng, mà cắt ngắn chí cổ, chưa chấm xuống vai, chẻ ra ở giữa và chải ngược về phía sau. Truyện tích nói khi thái tử Sĩ Đạt Ta rời khỏi cung điện quyết chí đi tìm đạo, Ngài rút gươm cắt tóc ngay vừa khỏi đầu, và từ đó đến sau tóc Ngài vẫn để ngắn như thế.
            Một khía cạnh đặc biệt nhứt của hình ảnh Đức Phật hiện, là hào quang của Ngài tốt đẹp vô cùng bao bọc chung quanh. Hào quang đó gồm nhiều từng lớp đồng một trung tâm, như những hào quang của các bậc đã tiến hóa cao, và chiếu những màu sắc thật đặc biệt. Hình ảnh Đức Phật được bao bọc trong một vừng ánh sáng vừa chói lòa, vừa trong vắt, chói lòa đến nỗi mắt phàm không thể nhìn lâu, nhưng đồng thời lại trong suốt, làm cho gương mặt Ngài và màu áo hiện rõ hoàn toàn. Phía ngoài là, một vòng màu xanh dương, nối tiếp theo là những vòng màu vàng chói, màu hường, màu trắng bạc và màu đỏ rất đẹp, tất cả những màu sắc này thật ra là những khối tròn, nhưng hiện ra trên nền trời xanh như những vòng tròn cùng một trung tâm. Phía ngoài tất cả, từ những vòng hào quang này bắn ra những tia chớp đủ màu sắc lẫn lộn có cả màu lục và màu tím.
            Trong những sách khác, chúng tôi có nói đến màu đỏ trong hào quang biểu lộ sự nóng giận. Điều này đúng trong thể vía của người thường; thuộc về bốn cảnh thấp của cõi trung giới. Nhưng ngoài ra, chúng tôi còn nhận thấy trên những cõi cao siêu, một màu đỏ trong sáng và đẹp lộng lẫy, giống như tinh hoa của ngọn lửa, là biểu hiện của một lòng dũng cảm và cương quyết mạnh mẽ phi thường. Màu đỏ này trong hào quang của Đức Phật tự nhiên là biểu lộ những đức tánh kể trên đến một mc tuyệt đích vậy.
            Khi đoạn kinh Mahamangala Sutta ngâm vừa dứt, Đức Di Lạc cầm lấy cái chén bằng vàng đựng nước trên bàn thờ, và nâng lên khỏi đầu Ngài trong một lúc. Trong khi đó, đám đông ở phía sau cũng đã chuẩn bị sẵn và đem theo những bình đựng nước, liền làm theo Ngài. Khi Ngài đặt cái chén lại chỗ cũ trên bàn thờ, thì một đoạn kinh khác lại được ngâm lên, lời lẽ ca tụng Đức Thích Ca Như Lai.
            Tiếng ngâm vừa dứt, một nụ cười đầy bác ái nở trên gương mặt Đức Như Lai. Ngài đưa bàn tay mặt lên để ban ân huệ, trong khi đó hàng ngàn cánh hoa rơi xuống như mưa giữa đám dân chúng. Một lần nữa những nhân viên Quần Tiên Hội lại vái chào, đám đông cúi lạy rạp xuống đất, hình ảnh Đức Phật trở nên lu mờ và từ từ biến mất, trong khi đó những người hành hương thốt ra những tiếng kêu vui mừng và ca tụng. Những nhân viên Quần Tiên Hội liền theo thứ tự tiến đến bàn thờ, và thay phiên nhau uống hớp nước trong cái chén vàng. Còn dân chúng cũng uống một hớp nước trong bình riêng của họ, và phần còn lại thì họ đem về nhà để dùng làm «nước thánh», có công dụng trừ tà hoặc để chữa bịnh. Kế đó, đám người hành hương phân chia tứ tán sau khi đã trao đổi những lời chúc tụng lẫn nhau, và họ trở về nhà, mang theo kỷ niệm khó quên của cuộc lễ thiêng liêng mà họ vừa tham dự. 
ĐỨC  DI  LẠC  BỒ  TÁT [3]
            Đức Di Lạc, tên Ngài có nghĩa là lòng bác ái hay từ bi, đảm nhiệm chức vụ Bồ Tát khi Đức Thích Ca thành Phật, và từ đó đến nay, Ngài đã giúp đỡ rất nhiều về phương diện phát triển tôn giáo. Một trong những công việc đầu tiên của Ngài khi vừa nhậm chức là thừa dịp thế gian còn đang được thấm nhuần luồng từ điển dồi dào mạnh mẽ do sự hiện diện của Đức Phật tỏa ra, Ngài bèn sắp đặt cho những bậc Giáo Chủ xuất hiện cùng một lúc ở nhiều vùng khác nhau trên địa cầu. Bởi đó, trong một khoảng thời gian ngắn, chúng ta thấy không những Đức Phật Thích Ca, Đức Giáo Chủ Shankaracharya và Mahavira xuất hiện ở Ấn Độ, mà còn có Đức Mithra xuất hiện ở Ba Tư, Đức Lão Tử và Khổng Tử ở Trung Hoa và Đức Pythagoras ở xứ cổ Hy Lạp. Chính Đức Di Lạc đã xuất hiện hai lần, một lần làm Đức Krishna ở vùng đồng bằng Ấn Độ và một lần làm Christ ở xứ Palestine. Trong kiếp thai sinh làm Krishna, đặc điểm lớn nhứt của Ngài vẫn là bác ái; và trong lần chuyển kiếp ở xứ Palestine, lòng bác ái cũng vẫn là điểm cốt yếu trong giáo lý của Ngài. Ngài nói: «Điều răn mới mà Ta đem đến cho các ngươi, đó là: các ngươi hãy thương yêu lẫn nhau, cũng như ta thương yêu các ngươi vậy.» Ngài muốn cho tất cả các đệ tử đều có thể hợp nhứt với Ngài, cũng như Ngài đã hợp nhứt với đấng Cha lành. Vị tông đồ thân tín nhứt của Ngài, là thánh John, cũng đặc biệt nhấn mạnh về một ý nghĩa tương tự: «Kẻ nào không thương yêu đồng loại thì không biết được Thượng Đế, vì Thượng Đế tức là bác ái vậy.»
            Người nào đã đọc kinh Bhagavad Gita đều nhớ những giáo điều về lòng bác ái và sùng tín trong quyển kinh đó. Đức Bồ Tát thỉnh thoảng cũng nhập xác Đức Tsong Ka Pa, nhà cải tạo tôn giáo danh tiếng của xứ Tây Tạng, và trải qua nhiều thế kỷ Ngài đã từng gởi các vị đệ tử của Ngài như Nagarjuna, Aryasanga, Ramanujacharya, Madhavacharya, v.v… xuống thế gian để thành lập những môn phái mới, hoặc để làm sáng tỏ những chỗ huyền bí trong tôn giáo. Trong số những đệ tử của Ngài, có một vị được gởi xuống thế gian để lập nên Hồi giáo.
            Việc phái các bậc Giáo Chủ xuống thế gian như tôi đã kể trên chỉ là một phần công việc của Ngài, công việc giáo hóa này không phải chỉ giới hạn trong vòng nhân loại mà thôi, mà còn gồm tất cả mọi chúng sinh, và luôn luôn cả hàng thiên thần. Như thế, Ngài là vị Trưởng Thượng của tất cả những tôn giáo hiện hữu trên thế giới, và của nhiều tôn giáo khác đã từng mai một với thời gian, nay đã biến mất không còn nữa. Lẽ tất nhiên, Ngài chỉ có trách nhiệm về những tôn giáo đó trong hình thức ban sơ của nó mà thôi, chớ không có liên quan gì đến những sự biến thiên dời đổi do con người tạo ra trong những tôn giáo đó trải qua thời gian. Ngài thay đổi hình thức mỗi tôn giáo để cho phù hợp với nhân loại ở mỗi thời kỳ lịch sử mà nó được đưa ra; và mặc dầu phần hình thức có thể thay đổi cho phù hợp với trào lưu tiến hóa, nhưng phần giáo lý vẫn giống nhau.
            Trong thời kỳ tiến hóa của một giống dân, Ngài sẽ còn trở lại thế gian nhiều lần nữa để thành lập nhiều tôn giáo khác. Mỗi lần như thế, Ngài sẽ qui tựu chung quanh những người nào sẵn sàng theo Ngài, trong số đó Ngài sẽ chọn lấy vài người mà Ngài có thể liên lạc mật thiết hơn, tức là những vị đệ tử, hiểu  theo ý nghĩa của huyền môn. Đến giai đoạn cuối cùng của giống dân, khi đã vượt qua khỏi thời kỳ cực thịnh của nó từ lâu, và một giống dân mới bắt đầu ngự trị trên địa cầu, Ngài sẽ sắp đặt cho tất cả những vị đệ tử thân tín đã từng theo Ngài trong những kiếp trước, sẽ đầu thai cùng một thời trong dịp Ngài chuyển kiếp lần cuối cùng xuống thế gian.
            Trong kiếp cuối cùng này, Ngài sẽ đạt tới quả vị Phật và hoàn toàn giác ngộ. Khi đó những vị đệ tử của Ngài trước kia, tuy không nhận ra Ngài về phương diện thể xác, nhưng sẽ bị hấp dẫn một cách rất mãnh liệt đến gần Ngài. Nhờ ảnh hưởng của Ngài, một số rất đông các vị đó sẽ bước vào cửa đạo, và nhiều vị còn tiến lên những cấp đẳng cao hơn, vì họ đã từng tiến hóa nhiều trong những kiếp trước. Trong các kinh sách Phật có nói khi Đức Thích Ca thành đạo và đắc quả vị Phật, tức thời có một số rất đông người cũng đắc quả La Hán. Khi mới nghe qua, chúng tôi nghĩ rằng điều ấy không thể có được, nhưng xét kỹ chúng tôi thấy câu chuyện ấy có phần đúng sự thật. Có thể nói số đông người thì hơi quá đáng, nhưng sự thật có rất nhiều vị đệ tử đột nhiên đắc quả vị La Hán nhờ ảnh hưởng tốt đẹp của luồng từ điển và thần lực vô cùng mạnh mẽ và huyền diệu của Đức Phật tạo nên.
---------------

[1] Planetary Logos: Vị chủ tể ca dãy hành tinh hin tại.
[2] Nhng thế gii cấu tạo không bng nhng cht thanh khí, nhẹ hơn vt cht hng trn.
 
[3] Ngoài lễ Wesak còn lễ Asala được cử hành vào ngày rằm tháng Asala, thường đúng nhắm tháng bảy dương lịch, gọi là ngày Phật Chuyển Pháp Luân.
 
  
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
 
 
 
 
 
 
   
   
   
   
 

Những sách dưới đây sẽ lần lượt đưa lên  :

Trước Thềm Thánh Điện
Ðời Sống Huyền Bí Của Thái Dương Hệ
 
 
 

Để làm quen với  quan niệm của Thông Thiên Học  mời các bạn đọc những tác phẩm sau:
 
 
 

Những Tài Liệu Nghiên Cứu :

Dưới Chân Thầy
Bí Quyết Thông Thiên Học
Giáo Lý Bí Truyền    (đang soạn)
Nữ Thần Isis Lộ Diện    (đang soạn)
Books
Magazines
 
 
 
 
 
Hội Thông Thiên Học Ðược Thành Lập 7-11-1875
Bởi Bà Helena Petrovna Blavatsky Và Ông Henry Steel Olcott
 
The Theosophical Society Adyar, Chennai 600020, India Phone: 91-44-4912815 

Fw: VPTTDS / Khám Phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo


----- Forwarded Message -----
From: CaoQuynh TueLam <caoquynhtuelam@yahoo.com>
To: "DiendanDanToc@yahoogroups.com" <DiendanDanToc@yahoogroups.com>
Cc: "hoanhtienn@yahoo.com.vn" <hoanhtienn@yahoo.com.vn>; Cao Quynh Tue Lam <caoquynhtuelam@yahoo.com>
Sent: Saturday, 5 May 2012 3:11 PM
Subject: VPTTDS / Khám Phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo


PHẬT GIÁO / THIÊN CHÚA GIÁO - Đã qui phàm ! Nên mới có Đạo Cao Đài.


ÐẠO GIÁO

CÁC ÐẠO GIÁO CÙNG MỘT NGUỒN GỐC

PHẬT GIÁO

THIÊN CHÚA GIÁO


* * * * *


CÁC ÐẠO GIÁO
CÙNG MỘT NGUỒN GỐC

1)- Thầy là các con.
"Khai Thiên Địa vốn Thầy, sanh Tiên Phật cũng Thầy; Thầy đã nói một Chơn Thần mà biến Càn Khôn Thế Giái và cả nhơn loại. Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy.

Các con là chư Phật; chư Phật là các con.
Có Thầy mới có các con, có các con rồi mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật". (TNHT. QII. Tr 52 )


"Bởi vậy một chơn thần Thầy mà sanh hóa thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn loại trong càn khôn thế giới, nên chi các con là Thầy, Thầy là các con.

Như kẻ bên Phật giáo hay tặng Nhiên Đăng là Chưởng giáo. Nhiên Đăng vốn sanh đời Hiên Viên Huỳnh Đế.

Người gọi Quan Âm là nữ Phật Tông, mà Quan Âm vốn là Từ Hàng Đạo Nhơn biến thân. Từ Hàng lại sanh lúc Phong Thần đời nhà Thương.

Người gọi Thích Ca Mâu Ni là Phật Tổ; Thích Ca vốn sanh ra đời nhà Châu.

Người gọi Lão Tử là Tiên Tổ Giáo thì Lão Tử cũng sanh đời nhà Châu.

Người gọi Jésus là Thánh Đạo Chưởng giáo, thì Jésus lại sanh nhằm đời nhà Hớn.

Thầy hỏi vậy chớ ai sanh ra các Đấng ấy ?
Khí Hư Vô sanh có một Thầy. Còn mấy Đấng Thầy kể đó ai sanh ? Ấy là Đạo các con nên biết.

Nếu không Thầy thì không có chi trong Càn Khôn Thế Giới nầy; mà nếu không có Hư Vô Chi Khí thì không có Thầy." ( TNHT. QI. Tr 31-32 )


2)- Thầy là Phật chủ cả Pháp và Tăng.
"Thầy khai Bát Quái mà tác thành Càn Khôn Thế Giới nên mới gọi là Pháp; Pháp có mới sanh ra Càn Khôn vạn vật rồi mới có người nên gọi là Tăng.

Thầy là Phật chủ cả Pháp và Tăng, lập thành các Đạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy.

Thầy lập Phật giáo vừa khi khai Thiên lập Địa, nên Phật giáo là trước, kế Tiên giáo rồi mới tới Nho giáo. Nay là hạ ngươn hầu mãn, phải phục lại như buổi đầu, nên phải phản tiền vi hậu.

Tỉ như lập Tam giáo qui nhứt thì :
Nho là trước.
Lão là giữa.
Thích là chót.
Nên Thầy phải ngồi sau chư Phật, Tiên, Thánh, Thần, mà đưa chúng nó lại vô vi chi khí, chính là Niết Bàn đó vậy." ( TNHT. QI. Tr 52- 53 )


3)- Ngũ chi phục nhứt.
"Vốn từ trước Thầy lập ra ngũ chi Đại Đạo là :

_ Nhơn Đạo
_ Thần Đạo.
_ Thánh Đạo.
_ Tiên Đạo.
_ Phật Đạo.

Tùy theo phong hóa của nhơn loạimà gầy chánh giáo, là vì khi trước Càn vô đắc khán, khôn vô đắc duyệt, thì nhơn loại duy có hành Đạo nội tư phương mình mà thôi.

Còn nay thì nhơn loại đã hiệp đồng, Càn khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều Đạo ấy mà nhơn loại nghịch lẫn nhau, nên Thầy mới nhứt định qui nguyên phục nhứt. Lại nữa trước Thấy lại giao chánh giáo cho tay phàm, càng ngày lại càng xa Thánh giáo mà làm ra phàm giáo. Thầy lấy làm đau đớn hằng thấy gần trót mười ngàn năm nhơn loại phải sa vào nơi tội lỗi. Mạt kiếp chốn a tỳ !

Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao chánh giáo cho tay phàm nữa. Nhưng mà buộc phải lập chánh thể, có lớn nhỏ đặng dễ thế cho các con dìu dắt lẫn nhau, anh trước em sau mà đến nơi Bồng Đảo." ( TNHT. QI. Tr 18 )


4)- Chú giải của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc về Ngũ Chi Đại Đạo.
"… Khi khai Thánh giáo bên Thái Tây thì Chí Tôn có nói trước rằng : còn nhiều chuồng chiên Người sẽ đến đem về làm một.

Lời tiên ngôn ấy nghĩa là còn nhiều Đạo đương nuôi nấng un đúc tinh thần của con cái Chí Tôn đặng cho ngày Người đến chung hiệp lại một, lời ấy ngày nay đã quả.

Các chuồng chiên thiêng liêng của Chí Tôn là :

Phật Đạo thì có BàLaMôn ( Brahmanisme ), Thích Ca Mâu Ni (Caky Mouni) Pythagore giáo.

Tiên Đạo thì là Lão Tử Giáo, Dương Châu, Mặc Địch, Vạn Pháp, Bàn môn cho tới Thầy pháp, Thầy Phù, Bóng chàng, Đồng cốt.v.v..

Thánh Đạo thì là Thiên Chúa giáo ( Christianisme ) Gia Tô (Catholicisme ) Tin Lành ( Protestantisme ) Hồi Hồi ( Mahometantisme ).

Thần Đạo thì là Trung Huê Phong Thần, Hy Lạp Phong Thần và Ai Cập Phong Thần ( Mythologie Chinoise, Greeque et E'gyptienne ).

Nhơn Đạo thì là Socrate, Esope, Platon..v..v.. ở Hy Lạp, Khổng Phu Tử (Confucianisme ), Mạnh Tử ( Mentius ), Nhị Trình giáo ..v..v chung cộng cùng cả Hớn Phong, Đường Thị, Tấn Tục tại Trung Huê từ trước".

(Trích diễn văn của Đức Hộ Pháp, Pháp Chánh Truyền chú giải. Ấn bản năm 1952. Trang 112 ) .


PHẬT GIÁO
1)- Nguyên nhân Phật Đạo bị bế.

"Chư chúng sanh nghe :
Từ trước Ta giáng sanh lập Phật Giáo gần sáu ngàn năm thì Phật Đạo chánh truyền gần thay đổi. Ta hằng nghe chúng sanh nói Phật giả vô ngôn. Nay nhứt định lấy huyền diệu mà giáo Đạo, chớ không giáng sanh nữa, đặng chuyển Phật giáo lại cho hoàn toàn.

Dường này, từ đây chư chúng sanh chẳng tu bị đọa A-Tỳ, thì hết lời nói rằng:"Phật Tông vô giáo", mà chối tội nữa. (TNHT, Q. I , 30 - 05-1926)


"Vốn từ Lục Tổ thì Phật Giáo đã bị bế lại, cho nên tu hữu công mà thành thì bật thành; Chánh Pháp bi nơi Thần Tú làm cho ra mất Chánh Giáo, tập riêng pháp luật buộc mối Đạo Thiền.

Ta vì luật lịnh Thiên mạng đã cho ra nên cam để vậy, làm cho Phật Tông thất chánh có trên 3 ngàn năm nay, Vì Tam Kỳ Phổ Độ, Thiên Địa hoằng khai, nơi "Tây Phương Cực Lạc" và "Ngọc Hư Cung" mặt chiếu đã truyền siêu rỗi chúng sanh. Trong Phật Tông Nguyên Lý đã cho hiểu trước đến buổi hôm nay rồi; tại tông đồ không kiếm chơn lý mà hiểu.

Lắm kẻ đã chịu khổ hạnh hành Đạo . . . Ôi! Thương thay! công có công, mà thưởng chưa hề có thưởng; vì vậy mà Ta rất đau lòng.

TA đến chẳng phải cứu một mình chư Tăng mà thôi; vì trong thế hiếm bậc Thần, Thánh, Tiên, Phật phải đọa hồng trần, TA đương lo cứu vớt.

Chư tăng, chư chúng san hữu căn, hữu kiếp đặng gặp kỳ Phổ Độ này là lần chót; phải ráng sức tu hành, đừng mơ mộng hoài trong giả luật. Chư Sơn đắc đạo cùng chăng là do ơi mình hành đạo. Phép hành Đạo Phật Giáo dường như ra sai hết, tương tự như gần biến t"Tả Đạo Bàn Môn". Kỳ truyền đã thất, Chư Sơn chưa hề biết chưa hề biết cái sai ấy do tại nơi nào; cứ ôm theo luật Thần Tú, thì đương mong mõi về Tây Phương mà cửa Tây Phương vẫn cứ bị đóng, thì cơ thành chánh quả do nơi nào mà biết chắc vậy. . . . . ." (TNHT, Q. I - 5 tháng 6 năm 1926)


2)- Tu nhiều mà thành ít.
Lắm kẻ chịu khổ hạnh hành Đạo. . .Ôi ! Thương thay! Công có công mà thưởng chưa hề có thưởng, vì vậy mà Ta rất đau lòng. (TNHT. QI. Tr 22 ),


Nguyên từ buổi bế Đạo, tuy chánh pháp ra cũ mặc dầu, chớ kỳ trung thọ đắc kỳ truyền. Luật lệ tuy cũ chớ Đạo vẫn như nhiên. Do công đức mà đắc Đạo cùng chăng. Nhưng mà có một điều là Ngọc Hư Cung bác luật, Lôi Âm Tự phácổ, nên tu nhiều mà thành ít . (TNHT. QI. Tr 40)


3)- Phổ độ lần chót
Ta đến chẳng phải cứu một mình chư Tăng mà thôi, vì trong thế hiếm bậc Thần, Thánh, Tiên, Phật phải đọa hồng trần Ta đương lo cứu vớt.

Chư Tăng, Chư chúng sanh hữu căn hữu kiếp đặng gặp kỳ Phổ Độ nầy là lần chót; phải rán sức tu hành, đừng mơ mộng hoài trong giả luật. Chư Sơn đắc đạo cùng chăng là do nơi mình hành đạo…

. Ta đã đến với huyền diệu nầy, thì từ đây Ta cũng cho chư Tăng dùng huyền diệu nầy mà học hỏi, ngày sau đừng đổ tội rằng vì thất học mà chịu thất kỳ truyền. Chư Tăng từ đây chẳng đặng nói Phật giả vô ngôn nữa. ( TNHT. QI. Tr 20-22-23-40 )


THIÊN CHÚA GIÁO

A)- Nguyên bản Thánh Ngôn bằng Pháp ngữ.
Le Christ est venu parmi vous. Il versait son saint sang pour la rédemption. Quel profit avez-vous pendant presque deux mille ans de son absence ? Vous préchez son Eùvangile, sans même le comprendre. Vous dénaturez la signification de sa sainte doctrine. L'humanité souffre des vicissitudes de tous ses apôtres. Ils n'ont pas su suivre le même chemin du calvaire de leur Maitre.

Le trône le plus précieux du monde est celui du premier de ses disciples.

Cette doctrine, au lieu d'apporter à l'humanité la paix et la concorde, lui apporte la dissension et la guerre.

Voilà pourquoi je viens vous apporter moi-même la paix tant promise.

Le Christ ne revient qu'ensuite.

( TNHT. QI. Tr 23-24 )


B) Bản dịch Việt ngữ
1) Chúa chuộc tội cho nhơn loại.
Chúa cứu thế đã đến với các con. Người đã phải chịu đổ máu Thánh để chuộc tội cho loài người.

2) Sự thất chơn truyền.
Trong 2000 năm vắng mặt Người, các con đã làm gì hữu ích ? Các con truyền bá Đạo Người nhưng chính các con cũng không hiểu chi cả. Các con lại làm sai lạc bản chất tôn chỉ của nền Thánh giáo. Nhân loại phải chịu đau khổ vì sự biến thể của các Thánh tông đồ.

Chiếc Ngai quí báu nhứt trên thế gian nầy hiện là chiếc ngai của vị đệ nhứt cao đồ của Người.

Giáo lý ấy đáng lẽ phải đem lại hòa bình và tương ái cho loài người, nhưng trái lại nó gây mầm chia rẽ và chiến tranh.

3) Chúa sẽ trở lại với loài người.
Bởi thế nên nay chính Thầy phải đến để đem lại cho các con nền hòa bình đã từng hứa hẹn.

Rồi đây Chúa cứu thế sẽ trở xuống sau.

( TNHT. QI. Tr 130 )


From: Nguyen Manh Hung <hungngoc2006@gmail.com>
To: DiendanDanToc@yahoogroups.com
Sent: Saturday, 5 May 2012 2:36 PM
Subject: Re: [DiendanDanToc] Khám Phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo

Cám ơn Anh Trinh Huynh đã chuyển và giới thiệu 
Chúc Anh và Gia Đình luôn AN LẠC 
Mh
Vào 11:33 Ngày 05 tháng 5 năm 2012, Trinh Huynh <linhthuy60015@gmail.com> đã viết:
 

Khám Phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo


ĐÂY CHỈ LÀ THỂ PHÁP - NHƯ LÀ VĂN HÓA - VẬY THÔI
Như một cơ duyên, nhóm PV đã được tiếp cận và tận mắt được nhìn ngắm những viên Ngọc xá lợi - bí ẩn lớn nhất của Phật giáo, tại ngôi cổ tự Viên Đình, Ứng Hòa, Hà Nội.
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Được xây dựng từ năm 1831, chùa Viên Đình (xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa) là ngôi chùa duy nhất ở miền Bắc có Ngọc xá lợi Phật nhiều nhất với sự cúng dường của 7 quốc gia: Ấn Độ, Nepal, Myanmar, Thái Lan, Srilanka, Butan và Mỹ… Đặc biệt chùa đã từng được Hoàng gia, Công chúa Thái Lan, Hòa thượng Thích Huyền Diệu và Tăng thống Myanma cúng dường Ngọc xá lợi Phật.
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Đại Đức Thích Chơn Phương - Trụ trì chùa Viên Đình đang giới thiệu về Ngọc xá lợi Phật và xá lợi Thánh tăng. Xá Lợi là những phần kết tinh còn lại sau khi làm lễ trà tỳ (hỏa thiêu) nhục cốt của Đức Phật và các vị cao tăng.
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Chùa Viên Đình đã có hơn 30 tháp Xá lợi Phật do 7 trung tâm Phật giáo trên thế giới 8 lần cúng dường.
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Danh từ Ngọc xá lợi do âm tiếng Phạn là Sàrìrikadhàtu. Ngày xưa nói đến Ngọc xá lợi, người ta thường nghĩ đến Ngọc xá lợi của Đức Phật. Tuy nhiên, sau này đã có những vị Thánh tăng sau khi làm lễ trà tỳ, đệ tử cũng thu được nhiều Ngọc xá lợi.
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Ngọc xá lợi là phần kết tinh trở lại thành những viên có hình thể hơi tròn và cứng, lớn nhỏ khác nhau.
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Có những viên lớn như hạt đậu hạt bắp, viên nhỏ như hạt gạo hạt mè. Xá lợi có nhiều màu sắc và sáng đục khác nhau.
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Một bảo tháp đựng Ngọc xá lợi vẫn còn nguyên niêm phong tại chùa Viên Đình.
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Khi chiêm bái Ngọc xá lợi, nhiều người thấy các màu sắc khác nhau, tùy theo nghiệp nặng nhẹ của mỗi người.
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Thông thường Ngọc xá lợi có màu trắng, đỏ, hồng, xanh và vàng, có viên trong như thủy tinh, có viên trắng ngà như hạt gạo, có thứ phát ra ánh sáng nhẹ nhàng như pha lê.
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Ngọc xá lợi là thành quả của công phu tu hành giữ gìn giới luật và công năng tu tập thiền quán cao thâm của Đức Phật và các vị cao tăng.
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Tương truyền Ngọc xá lợi của Đức Phật có thể biến hóa từ ít thành nhiều, từ nhỏ thành lớn, từ đục thành trong, và tỏa sáng hào quang. Trong ảnh là xá lợi xương của một Thánh tăng.
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Không phải ai cũng có cơ duyên được chiêm bái tận mắt xá lợi Phật.
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Màu sắc rực rỡ huyền ảo của các viên ngọc xá lợi vẫn còn là một bí ẩn rất lớn với các nhà khoa học
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Đã có rất nhiều huyền thoại nói về Ngọc xá lợi Phật và xá lợi Thánh tăng nhưng chưa có một lời giải thích xác đáng tại sao Ngọc xá lợi có thể chuyển đổi được màu sắc, số lượng...
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Theo lời Đại đức Thích Chơn Phương, thỉnh được xá lợi về chùa nhưng trụ trì chùa đó nếu không tu tốt thì Ngọc xá lợi sẽ bay đi.
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Những phật tử may mắn được chiêm bái Ngọc xá lợi Phật
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Ngoài Ngọc xá lợi Phật và xá lợi Thánh tăng, chùa Viên Đình còn sở hữu rất nhiều báu vật khác trong chùa. Trong ảnh là pho tượng Phật đồng đen quí hiếm.
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Tượng Phật A di đà bằng đồng nguyên chất, được xem là lớn nhất miền Bắc. Tượng Phật A di đà cao 3m, nặng gần 6 tấn, được các nghệ nhân đúc đồng của huyện Ý Yên (Nam Định) thực hiện từ tháng 10/2009 đã kịp hoàn thành để chào đón Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Chùa Viên Đình hiện vẫn còn giữ được gần như nguyên hiện trạng những đường nét cổ xưa từ khi mới xây dựng đến nay.
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Gác chuông chùa Viên Đình.
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Chuông chùa theo đại đức Thích Chơn Phương có tuổi cũng ngót 600 năm. Chân Gác chuông có lẽ đã nhiều lần tu bổ những vẫn hiện rõ nét thời gian.
Khám phá “báu vật” bí ẩn nhất của Phật giáo
Chùa Viên Đình còn nổi tiếng bởi hai cây duối cổ thụ. Tương truyền chùa được một vị vua nhà Lý cho xây dựng ở đây là bởi nó gắn liền với sự tích về hai cây duối. Chuyện kể rằng, vào đầu thời nhà Lý, để phát triển đạo Phật, đích thân nhà vua đã vi hành đến những vùng quê để tìm thế đất xây chùa. Khi đi đến vùng đất này, nhìn thấy hai cây duối đại thụ đứng cạnh nhau, mang dáng dấp của một cặp “vợ chồng” rồng rất lạ. Vua bèn cho xây dựng chùa trên nền đất có hai cây duối và sắc phong cho cặp duối đại thụ này là “Thần mộc hộ quốc”.
línhthủy,sưu tầm.
Theo TT&VH